[tintuc]TP.HCM hiện nay đã có quy hoạch chung xây dựng được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 24 ngày 6-1-2010 (vẫn còn hiệu lực) thì TP.HCM là một đô thị đặc biệt, tức trong đô thị có chức năng nông thôn.

Theo quy định, quy hoạch chung xây dựng cũng là một loại quy hoạch đô thị, như vậy ở TP.HCM không có khu vực nào không có quy hoạch đô thị. Do đó, theo quy định thì tại TP.HCM sẽ không có địa phương nào được áp dụng miễn GPXD theo quy định “nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới bảy tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được miễn GPXD.
Lâu nay, việc xin CPXD đối với khu dân cư hiện hữu bị phản ánh là nhiêu khê, phức tạp bởi phải qua 6 bước. Đầu tiên, người dân phải lập bản vẽ nội nghiệp (ranh, mốc, tọa độ), sau đó vẽ bản vẽ kỹ thuật căn nhà (mặt dựng, chiều ngang, chiều cao), hồ sơ xin CPXD nộp vào một cửa của phòng quản lý đô thị, từ đây phòng quản lý đô thị sẽ đi kiểm tra thực tế khu đất về chiều cao, khoảng lùi có đúng trong bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ nội nghiệp hay không. Nếu đúng, theo quy định khoảng 21 ngày sau, phòng quản lý đô thị sẽ CPXD. Tuy nhiên, thông thường 1 tháng sau sẽ có CPXD, trong đó quy định cụ thể với chiều cao, khoảng lùi theo quy hoạch 1/2.000. Đáng nói là bản vẽ được duyệt trong GPXD không sử dụng được trong thi công. Phần lớn chủ nhà đều chỉ dùng bản vẽ thiết kế thi công.
Sau 2 năm thí điểm, UBND quận 7 cho biết quận có thuận lợi là phần lớn địa bàn đã có quy hoạch chi tiết 1/500. Vì thế, đây là một chủ trương phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực CPXD, một lĩnh vực còn nhiều bất cập. Người dân đón nhận với thái độ vui mừng vì đã giảm thiểu thời gian lui tới làm thủ tục hành chính, hạn chế các nhũng nhiễu không đáng có. Cụ thể, khi xây nhà, người dân chỉ cần truy cập vào bản đồ quy hoạch trực tuyến của quận, nắm bắt được số tầng được phép xây, diện tích sàn xây dựng… Sau đó, nộp một bản vẽ thể hiện mặt cắt, mặt đứng công trình là đủ. Ngoài ra, thời gian giải quyết cũng được rút ngắn còn 3 ngày khi nộp trực tuyến qua mạng internet.
Theo ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, quá trình triển khai thí điểm nhận thấy còn những hạn chế. Đó là thành phần bản vẽ thiết kế đề nghị cấp GPXD, tính pháp lý các file dữ liệu bản vẽ chưa được quy định cụ thể trên môi trường mạng. Từ việc thí điểm ở quận 7 và các ý kiến đóng góp của người dân cho thấy cần phải cải tiến lại nội dung của CPXD theo hướng đơn giản hóa. Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất mẫu bản vẽ sơ đồ để CPXD đối với nhà ở riêng lẻ qua mạng internet. Từ đó, người dân có thể sử dụng một bản vẽ cho 2 thủ tục CPXD và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; tạo ra các tiện ích để hỗ trợ tốt cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, giảm tỉ lệ hồ sơ bị trả về để bổ sung, chỉnh sửa...
Ông Lê Hòa Bình cũng lưu ý việc áp dụng mẫu bản vẽ mới theo hướng giảm bớt các chi tiết lại không đúng theo Luật Xây dựng 2014. Vì vậy, trước khi áp dụng, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện mẫu bản vẽ đã đề xuất nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính gắn với các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự đột phá trong hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa quy trình và minh bạch, công khai; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí khi làm thủ tục.[/tintuc]
Quận nào ở TpHCM không phải xin cấp phép xây dựng từ 1/1/2021
Theo quy định, quy hoạch chung xây dựng cũng là một loại quy hoạch đô thị, như vậy ở TP.HCM không có khu vực nào không có quy hoạch đô thị. Do đó, theo quy định thì tại TP.HCM sẽ không có địa phương nào được áp dụng miễn GPXD theo quy định “nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới bảy tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được miễn GPXD.
Lâu nay, việc xin CPXD đối với khu dân cư hiện hữu bị phản ánh là nhiêu khê, phức tạp bởi phải qua 6 bước. Đầu tiên, người dân phải lập bản vẽ nội nghiệp (ranh, mốc, tọa độ), sau đó vẽ bản vẽ kỹ thuật căn nhà (mặt dựng, chiều ngang, chiều cao), hồ sơ xin CPXD nộp vào một cửa của phòng quản lý đô thị, từ đây phòng quản lý đô thị sẽ đi kiểm tra thực tế khu đất về chiều cao, khoảng lùi có đúng trong bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ nội nghiệp hay không. Nếu đúng, theo quy định khoảng 21 ngày sau, phòng quản lý đô thị sẽ CPXD. Tuy nhiên, thông thường 1 tháng sau sẽ có CPXD, trong đó quy định cụ thể với chiều cao, khoảng lùi theo quy hoạch 1/2.000. Đáng nói là bản vẽ được duyệt trong GPXD không sử dụng được trong thi công. Phần lớn chủ nhà đều chỉ dùng bản vẽ thiết kế thi công.
Sau 2 năm thí điểm, UBND quận 7 cho biết quận có thuận lợi là phần lớn địa bàn đã có quy hoạch chi tiết 1/500. Vì thế, đây là một chủ trương phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực CPXD, một lĩnh vực còn nhiều bất cập. Người dân đón nhận với thái độ vui mừng vì đã giảm thiểu thời gian lui tới làm thủ tục hành chính, hạn chế các nhũng nhiễu không đáng có. Cụ thể, khi xây nhà, người dân chỉ cần truy cập vào bản đồ quy hoạch trực tuyến của quận, nắm bắt được số tầng được phép xây, diện tích sàn xây dựng… Sau đó, nộp một bản vẽ thể hiện mặt cắt, mặt đứng công trình là đủ. Ngoài ra, thời gian giải quyết cũng được rút ngắn còn 3 ngày khi nộp trực tuyến qua mạng internet.
Theo ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, quá trình triển khai thí điểm nhận thấy còn những hạn chế. Đó là thành phần bản vẽ thiết kế đề nghị cấp GPXD, tính pháp lý các file dữ liệu bản vẽ chưa được quy định cụ thể trên môi trường mạng. Từ việc thí điểm ở quận 7 và các ý kiến đóng góp của người dân cho thấy cần phải cải tiến lại nội dung của CPXD theo hướng đơn giản hóa. Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất mẫu bản vẽ sơ đồ để CPXD đối với nhà ở riêng lẻ qua mạng internet. Từ đó, người dân có thể sử dụng một bản vẽ cho 2 thủ tục CPXD và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; tạo ra các tiện ích để hỗ trợ tốt cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, giảm tỉ lệ hồ sơ bị trả về để bổ sung, chỉnh sửa...
Ông Lê Hòa Bình cũng lưu ý việc áp dụng mẫu bản vẽ mới theo hướng giảm bớt các chi tiết lại không đúng theo Luật Xây dựng 2014. Vì vậy, trước khi áp dụng, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện mẫu bản vẽ đã đề xuất nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính gắn với các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự đột phá trong hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa quy trình và minh bạch, công khai; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí khi làm thủ tục.[/tintuc]
Đăng nhận xét