Các chuyên gia cho rằng, những gia đình trẻ có khoản tích lũy cuối năm khoảng 300-400 triệu với thu nhập trung bình khá có thể sở hữu căn hộ tiền tỷ nhờ các giải pháp tài chính an toàn, linh hoạt khi nghiên cứu.
Thu nhập vợ chồng từ 30 triệu đồng mỗi tháng

Theo thống kê, TP.HCM hiện nay có khoảng 8.9 triệu dân nhưng trên thực tế con số này lên đến hơn 13 triệu. Trong khi đó, khảo sát từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết mỗi năm có khoảng 50 ngàn cặp vợ chồng trẻ có nhu cầu về nhà ở.
Theo đánh giá từ của DKRA Vietnam, trong 10 năm qua, tỷ lệ người trẻ dưới 35 tuổi trong số khách mua nhà ngày càng tăng, hiện 23% khách hàng là người trẻ, cho thấy việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người trẻ với vốn tích lũy không nhiều đang đặt ra thử thách lớn cho cả chính sách lẫn người mua nhà.

Ông Nguyễn Trần Nam (chủ tịch VNRea) cho biết: “Với nhóm người trẻ, tiền tích luỹ chưa nhiều thì nên cân nhắc khả năng mua nhà, không nhất thiết phải dốc hết tiền để mua nếu vẫn có thể tìm được chỗ ở hợp lý như thuê nhà với giá phù hợp, tại nơi thuận tiện cho công việc của mình”. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nếu cứ đợi tích lũy 70% hoặc gom đủ tiền mới mua nhà, những gia đình trẻ sẽ càng ngày càng hụt hơi do giá nhà tăng nhanh gấp nhiều lần so với thu nhập.
Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân theo đầu người tại TP.HCM hiện nay dao động ở khoảng 175 triệu/năm và 15 triệu/tháng (số liệu 12/2020). Theo đó, cặp gia đình trẻ mới kết hôn có thu nhập bình quân gộp lại ở mức 30 triệu/tháng. Nếu chưa sinh con, chi phí trung bình trừ đi ít nhất 10 triệu/tháng, vợ chồng trẻ vẫn có thể tích lũy được khoản tiền trên dưới 20 triệu/tháng, tương đương 240 triệu/năm.
Với mức thu nhập này, những gia đình trẻ hoàn toàn có thể sở hữu một căn hộ ở phân khúc giá tầm trung nếu đã có khoản tích lũy từ 3-5 năm cùng sự hỗ trợ của chủ đầu tư thông qua các chính sách thanh toán an toàn và linh hoạt.
Sống chung hay ra riêng
Khoảng cách thế hệ vẫn là câu chuyện muôn thuở khi bàn về việc sống chung hay riêng. Có những gia đình nhiều thế hệ vẫn sống cùng nhau nhưng việc có hòa hợp được hay không cũng là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, hiện nay không ít người trẻ lựa chọn mua nhà ra riêng như một cách để khẳng định bản thân. Ở riêng hay chung sống cùng bố mẹ là quyền lựa chọn đáng được tôn trọng của mỗi người.
Câu chuyện muôn thuở “sống chung hay ra riêng”
Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người có cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn của mình hay không. Nhiều bạn trẻ sau khi kết hôn vẫn sống chung với bố mẹ một thời gian phần vì muốn ở gần bên và phần muốn thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, cũng như nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết: công việc, con cái,.... Mặt khác, vì nhiều bạn trẻ vẫn chưa có đủ khả năng tài chính để mua nhà riêng nên vẫn ở cùng bố mẹ.
Tuy nhiên cũng có nhiều cặp vợ chồng trẻ quan điểm sống tự lập, thoải mái, đặc biệt hạn chế những xung đột không đáng có từ người thân. Họ có xu hướng mua nhà, xây dựng tổ ấm riêng sau khi kết hôn. Cho rằng sống chung với thế hệ trước chẳng khác nào sống trong sợ hãi, vợ chồng trẻ phải chịu cảnh thiếu không gian riêng tư, chấp nhận xung đột thế hệ như một lẽ đương nhiên. Vì thế, họ thường có xu hướng mua nhà tự lập an cư hơn là chịu cảnh sống chung ba thế hệ. Khi đã có một khoản tài chính khá hơn, họ thường lựa chọn mua căn hộ được thiết kế hiện đại ở những dự án có đầy đủ tiện ích cho cuộc sống hay lựa chọn mua nhà nhỏ 2-3 tỷ bởi giá thành vừa khả năng chi trả của họ.
Vì vợ chồng trẻ hoặc những người trẻ độc thân muốn tự lập đều có những suy nghĩ, lối tư duy khác nhau nên ra riêng hay chung sống cùng bố mẹ là quyền lựa chọn đáng được tôn trọng của mỗi người.
Khi lựa chọn ra riêng, việc sở hữu một căn nhà, căn hộ đã không còn quá khó ở thời điểm hiện tại. Chắc chắn là việc sống chung hay riêng đều có những mặt lợi nhất định, tùy thuộc vào tình hình tài chính lẫn chất lượng cuộc sống mà bạn có thể lựa chọn cho mình câu trả lời.
Đăng nhận xét