Nợ ngân hàng nhiều tiền là điều rất đáng sợ. Để có thể nghỉ hưu càng sớm càng tốt, hầu hết mọi người phấn đấu tiết kiệm một nửa thu nhập, hoặc hơn số đó - trong khi cố gắng chi tiêu ít nhất có thể.
Khi bạn biết tiết kiệm ít nhất một nửa tiền lương mỗi tháng để dành cho lúc nghỉ hưu, và bất kỳ khoản tiền thưởng nào cũng nhanh chóng được chuyển vào thành tiền tiết kiệm.
Sử dụng xe máy, xe đạp, xe buýt đến văn phòng thay vì đi xe công nghệ, xe hơi, và giảm việc đi nhậu. Nhờ vậy, bạn có thể tích lũy đủ số tiền để có thể nghỉ hưu vào tuổi 45-48.
Trào lưu nói trên ngày càng phổ biến trong giới lao động trẻ trên toàn thế giới: đó là trào lưu FIRE (viết tắt của cụm từ financial independence, retire early - nghĩa là độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm).
Hướng dẫn bài toán đầu tư nhà đất dễ hiểu
Cách nghỉ hưu sớm
Cách thức cơ bản như sau: sống tiết kiệm nhất có thể, tiết kiệm một nửa thu nhập hoặc hơn trong suốt thời 20 - 30 tuổi. Mục đích là để có thể nghỉ hưu vào tuổi 30 hoặc muộn nhất là khi 40.
Phần 'nghỉ hưu sớm' của trào lưu này có thể bị nhiều người hiểu nhầm.
Rất nhiều tín đồ của trào lưu FIRE không có ý định dành hẳn 50 năm để
chơi bời hay tiêu tiền hoang phí.
Thay vào đó, mục
tiêu là tập trung vào sự độc lập tài chính: với mục đích tiết kiệm đủ
tiền, và sống đơn giản, để nhiều thập niên sau họ có thể làm việc gì đó
khác hơn thay vì chạy theo việc tăng lương và thăng tiến trong một công
ty, hay lo lắng vì nợ ngân hàng khoản tiền lớn.
Và mặc dù ý tưởng này đã có từ nhiều năm trước, cộng đồng mạng đã khiến trào lưu FIRE có hiệu ứng trong thập niên vừa qua.
Trào
lưu này bắt đầu nổi tiếng ở Hoa Kỳ, bắt nguồn từ một bản tin qua thư có
tên là Tightwad Gazette. Bản tin này được in và phát hành bản cuối cùng
vào tháng 12/1996, nhưng trào lưu tiết kiệm vẫn tiếp tục trên mạng -
đặc biệt là trong cơn uể oải, rệu rã kéo dài của cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008.
Tổng hợp nhà/đất hẻm Quận 7 đáng mua
Có rất nhiều diễn đàn chuyên môn trên Reddit
chuyên cho trào lưu FIRE ở Úc, Anh Quốc, Hà Lan và Ấn Độ, nơi mọi người
chia sẻ bí kíp và hỏi lời khuyên, hàng ngàn người khắp thế giới đã đăng
ký nghe chương trình phát thanh, đọc blog và tham gia vào các diễn đàn
thảo luận để có thể sống cần kiệm. Một chương trình phát thanh podcast
trên mạng có tên Fiiredrill nhận được hơn 7.000 lượt tải về nghe trong
mỗi buổi phát và hiện nay nằm trong bảng 100 chương trình hàng đầu về
đầu tư trên bảng xếp hạng của Apple.
Hầu hết những người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1980 - 2000 (Millennial Generation) đều không tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu.
Dữ liệu từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho
thấy 58% người dưới 35 tuổi không hề có tài khoản hưu trí. Viện nghiên
cứu Quốc gia về An sinh Hưu trí cho thấy hai phần ba giới trẻ Millennial
Generation không hề tiết kiệm gì cho tuổi hưu; họ tiết kiệm khoảng 4,6%
thu nhập cho tiền nghỉ hưu. Trong khi đó cần tiết kiệm khoảng 12 -15% từ thu nhập mới đạt yêu cầu.
Bạn cần bao nhiêu tiền để có thể nghỉ hưu vào tuổi 30 hay 40
Để
làm được điều này, nhiều người cho rằng phải thực hiện theo nguyên tắc
4%: chỉ rút khoảng 4% từ khoản đầu tư, thu nhập của bạn sẽ bao gồm hầu
hết lãi suất và cổ tức, và bạn sẽ không tiêu phạm vào khoản tiền ban
đầu. Nguyên tắc cơ bản ở đây là tiết kiệm số tiền gấp 25 lần mà bạn cần
phải tiêu: ví dụ, với người cần rút 1 trăm triệu đồng mỗi năm, họ sẽ cần
phải tiết kiệm 2 tỷ rưỡi. Tuy nhiên cách tính toán này là không đúng.
Những người phê bình trào lưu FIRE là gì - đó là đánh đổi tất cả những vất vả ngắn hạn đó cho điều không biết trước, hay cho tích lũy dài hạn?Nếu bạn từ chối bản thân quá nhiều, bạn sẽ không hạnh phúc, và bạn sẽ không thể duy trì việc đó mãi, bạn hãy thử cắt giảm những chi tiêu không cần thiết đến mức mà bạn cảm thấy khó chịu, sau đó đặt định mức trên mức đó là được. Bạn nên có thể sống cuộc sống tốt nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ tiêu rất nhiều tiền.
Bạn không cần phải đi vào quán bar đắt tiền, bạn có thể có thể cùng người yêu uống vài chai với nhau. Điều này áp dụng cho cả gia đình bạn. Hãy xây dựng con số chi tiêu phù hợp cho cả gia đình hàng năm. Đừng nuông chiều chủ nghĩa tiêu dùng chóng vánh bằng cách mua cho con cái điện thoại iPhone đời mới nhất.
Sống tiết kiệm, không phải là khổ sở. Cắt giảm chứ không phải nhịn
Nếu bạn phải sống khốn khổ trong 20 năm đi làm thì khi nghỉ làm công ty, bạn không được phép khổ sở thêm 20 năm nữa.
Cách tính toán trên mặc định rằng một người nghỉ hưu ở tuổi 35 sẽ không hoàn toàn làm việc nữa một khi họ 'nghỉ hưu'. Đó không phải là tình huống xảy ra với hầu hết những người tham gia trào lưu nghỉ hưu sớm.
Có một cô gái người Mỹ 28 tuổi và đã có 200.000 đô la Mỹ (hầu hết là bất động sản dạng nhà có nhiều phòng cho thuê, chứng khoán và một ít tiền mặt). Cô gái này nghỉ việc ngành công nghệ thông tin ở tuổi 27 và giờ đây làm dẫn chương trình phát thanh trên mạng Firedrill. Cô ấy không nghỉ hưu, vẫn phải làm việc nhưng được tự do chọn làm việc mà cô ấy thực sự thích thú dù việc đó có thể không kiếm được nhiều lắm. Cô hy vọng đầu tư của cô sẽ đem lại thu nhập để sống dù cô có quyết định nghỉ làm hay không. Với cô, FIRE không chỉ là chuyện tài chính - nó mang lại quan hệ xã hội và tình bạn.
Còn có rất nhiều người để bạn làm quen, những người không nhìn bạn tỏ ý coi thường chỉ vì bạn chạy một chiếc xe gắn máy kiểu cũ.
Chiếc xe cũ của chưa hẳn là cách duy nhất cắt giảm chi tiêu trong cuộc sống. Cô rất thích một cái máy chơi game Nintendo Switch, nhưng cô cho rằng nó không cần thiết. Cô ít đi ăn ở nhà hàng hơn trước đây, và không đi du lịch nhiều.
Có được sự tự do
Mặc dù cụm
từ RE (nghỉ hưu sớm) là một phần trong cụm từ FIRE của phong trào này,
mục tiêu của những người theo trào lưu không phải là nghỉ việc khi 30 hay 45 tuổi
và không làm gì hết cho đến chết.
Nghỉ hưu sớm không phải là rảnh rỗi đi chơi, du ngoạn cả ngày. Con người có nhu cầu
nội tại cần phải làm vệc. Ai ai cũng muốn là một thành viên có
giá trị trong xã hội, và điều đó sẽ không ngừng chỉ vì bạn đã có số
tiền như ý.
Thay vào đó, số tiền giúp họ có
sự linh hoạt được chọn làm điều họ muốn. Một số người chọn đi du lịch
theo ngân sách, tất nhiên - trong khi số khác đơn giản là chọn lựa việc
họ làm, thay vì cảm thấy bị mắc kẹt trong vòng quay của công
việc.
Có người từng cảm thấy mình mắc kẹt trong hệ thống hay thấy rằng mình ở trong một 'nhà tù', cố gắng làm việc để
duy trì một cuộc sống mà tôi không thực sự mong muốn.
Giờ đây họ sống tự do, tự do cảm xúc và tâm lý. Bạn phải trải qua điều này mới biết động lực thôi thúc mạnh mẽ thế nào.
Bài lược dịch từ BBC News
Đăng nhận xét